Giấy Couche là gì? Loại giấy này có những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng? Nếu không phải dân trong nghề, bạn có thể gặp phải một vài khó khăn trong lần đầu in ấn hoặc muốn mua loại giấy này. Để tránh những sai lầm không đáng có, hãy cùng Bình Minh tìm hiểu về chất giấy này nhé!
1. Giấy Couche là gì? Đặc điểm giấy Couche?
Giấy Couche là 1 trong những loại giấy in ấn phổ biến nhất hiện nay. Mặt giấy Couche được tráng phủ bằng cao lanh hoặc vật liệu tương đương.
Do đó, giấy có độ phẳng, mịn và bám dính mực in rất tốt. Đặc biệt, giấy Couche phù hợp để in Offset, cho ra những trang in có màu sắc sặc sỡ và độ sắc nét cao.
Vậy ứng dụng của giấy Couche là gì? Theo đó, giấy này thường được dùng để in danh thiếp, poster và bìa sách vở. Khi sử dụng giấy Couche, bạn có 2 lựa chọn:
1.1. Giấy Couche Gloss
Chúng còn được gọi là giấy Couche bóng vì bề mặt của giấy láng bóng, bắt ánh sáng hoàn hảo. Đây là loại giấy thường được dùng trong máy in Offset cùng với mực in pigment UV. Do bề mặt giấy có độ bóng loáng cao, nên giấy này không dùng để viết được.
1.2. Giấy Couche Matt
Đây là kiểu giấy có bề mặt mịn và mờ. Loại giấy này được dùng trong in ấn sách, tạp chí,… Chữ viết được in trên loại giấy này thường không gây mỏi mắt cho người đọc.
Tuy nhiên, giấy Couche Matt có giá thành tương đối cao và hạn chế khổ, định lượng để bạn lựa chọn. Thế nhưng với chất liệu giấy này bạn có thể viết lên bề mặt bằng các loại mực thông thường.
2. Ý nghĩa ký hiệu C100, C150, C300 của giấy Couche là gì?
Thỉnh thoảng, bạn sẽ nghe nhân viên tiệm photocopy nói: “giấy C100, C150 hay C300”. Vậy ý nghĩa của những ký hiệu này thực sự là gì?
Nếu không làm việc trong ngành in ấn thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm với những ký tự này. Đây là những ký hiệu này để chỉ định lượng của giấy Couche.
Tương tự như các loại giấy khác, giấy Couche cũng được sản xuất với nhiều loại phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Định lượng của giấy là khối lượng của 1 mét vuông giấy. Giấy có định lượng càng nhiều thì càng có độ dày cao.
Do đó, những con số chính là định lượng của giấy, còn chữ “C” là ký hiệu tên gọi giấy Couche. Giấy C100, C150, C300 tương đương với định lượng lần lượt là 100gsm, 150gsm và 300gsm.
3. Những ưu điểm và hạn chế của giấy Couche là gì?
Giấy Couche đang được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở in ấn nhờ tính đa năng, có thể dùng để in ấn, gia công từ bao bì đến ấn phẩm cao cấp như danh thiếp, danh mục sản phẩm của công ty. Ngoài ra, loại giấy này còn có những ưu điểm sau:
– Bề mặt giấy Couche láng mịn, phẳng với độ thấm hút mực cực kỳ tốt và đồng đều.
– Chất lượng in tuyệt vời. Màu sắc có độ tươi sáng và sắc nét gần như với bản thiết kế.
– Giấy có độ trắng và bắt sáng tốt, tạo nên vẻ lịch sự và cao cấp cho bao bì sản phẩm.
Tuy nhiên, khi quyết định sử dụng bất kỳ loại giấy in nào bạn cũng cần lưu ý những điểm hạn chế của loại giấy đó. Vậy nhược điểm của giấy Couche là gì?
Chất lượng của giấy Couche thì không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, loại giấy này có 1 điểm trừ nho nhỏ là giá thành khá cao, thường dùng trong bao bì cao cấp và ấn phẩm quan trọng. Do đó, bạn cần xem xét kỹ mục đích để xem có nên sử dụng chúng hay không.
4. Một số quan niệm sai lầm về giấy Couche là gì?
Nếu không phải là người làm trong ngành in ấn hoặc thường xuyên đi in ấn, bạn có thể sẽ gặp phải 3 điều thường xuyên gây hiểu lầm về giấy Couche và các loại giấy in sau đây:
a. Giấy dày là giấy tốt: Sai
Độ dày là một trong những yếu tố người đi in ấn quan tâm hàng đầu. Thông thường bạn sẽ nghĩ giấy càng dày thì càng đắt và càng tốt. Nhưng bạn chỉ đúng một nửa thôi.
Đúng là giấy dày hơn thì sẽ có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, giấy dày không phải sự lựa chọn tốt nhất. Ví dụ như giấy dày thường kén máy in, bởi không phải máy in nào cũng cho giấy đi qua được, do đó có thể gây kẹt giấy hoặc giảm tuổi thọ máy.
b. Giấy dày là giấy cứng: Chưa chắc đúng
Mối quan hệ giữa độ dày (định lượng) và độ cứng của giấy Couche là gì? Câu trả lời là có thể chúng không liên quan gì nhau cả.
Nếu cho rằng giấy có định lượng 100gsm sẽ dày sẽ cứng hơn giấy có định lượng 80gsm thì chưa đúng. Giấy 100gsm chỉ dày hơn giấy 80gsm. Còn độ cứng thì cần xem xét thực tế, cầm tận tay sản phẩm.
Ví dụ cùng có định lượng 300gsm nhưng giấy Bristol dày hơn giấy Couche rất nhiều. Tóm lại, chỉ nên so sánh khi bạn đang nói về cùng 1 loại giấy.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã phần nào được giải đáp thắc mắc giấy Couche là gì để sử dụng có hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín chuyên in trên giấy Couche, đừng ngần ngại liên hệ với Bình Minh qua số điện thoại hotline nhé. Dịch vụ của công ty Bình Minh sẽ làm bạn hài lòng về chất lượng và giá thành cạnh tranh hấp dẫn nhất thị trường hiện nay.