Nếu như in lụa hạn chế về màu sắc và thời gian in ấn, thì in offset lại cho hiệu suất in ấn cao hơn. Những thông tin sơ lược về in offset là gì, ưu nhược điểm và quy trình in ấn sẽ được Bình Minh chia sẻ tất tần tật trong bài viết này.
In offset, hay còn gọi là in phẳng, là phương pháp in ấn phổ biến sử dụng lực ép để truyền mực từ bản in lên vật liệu in. Kỹ thuật này được đánh giá cao bởi khả năng in ấn sắc nét, hiệu quả cao và phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về in offset, bao gồm:
1. Sơ lược về in offset
1.1. In offset là gì?
In offset là kỹ thuật in ấn sử dụng lực ép để truyền mực từ bản in (khuôn in) lên vật liệu in. Khác với in trực tiếp, in offset sử dụng một tấm cao su (trục lô) để làm trung gian truyền mực, giúp bản in không bị dính trực tiếp vào vật liệu in, đảm bảo chất lượng bản in tốt hơn và có thể in được trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
1.2. Đặc điểm của in offset
n gián tiếp: Sử dụng trục lô làm trung gian truyền mực, giúp bản in không bị dính trực tiếp vào vật liệu in.
Chất lượng bản in cao: Bản in sắc nét, rõ ràng, màu sắc tươi sáng và đồng đều.
Hiệu quả cao: Tốc độ in nhanh, có thể in ấn số lượng lớn trong thời gian ngắn.
Phù hợp nhiều loại vật liệu: In được trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, bìa carton, nhựa, kim loại, v.v.
>>> Đọc thêm: Công nghệ in 3D là gì?
1.3. Ưu nhược điểm của in offset
Ưu điểm:
- Chất lượng bản in cao, sắc nét, màu sắc tươi sáng và đồng đều.
- Hiệu quả cao, tốc độ in nhanh, có thể in ấn số lượng lớn trong thời gian ngắn.
- Phù hợp nhiều loại vật liệu: In được trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, bìa carton, nhựa, kim loại, v.v.
- Chi phí in ấn hợp lý khi in số lượng lớn.
- Dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát chất lượng bản in.
Nhược điểm:
- Chi phí in ấn cao khi in số lượng ít.
- Quy trình in ấn phức tạp hơn so với một số phương pháp in khác.
- Cần có máy móc và thiết bị chuyên dụng.
- Bản in dễ bị hư hỏng nếu bảo quản không đúng cách.
1.4. Các loại máy in offset
Ngoài việc hiểu khái niệm in offset là gì, sẽ tốt hơn nếu bạn biết nhiều về các loại máy in offset phổ biến ngày nay.
a. Máy in offset dạng cuộn
Theo cấu tạo, loại máy in này tự động nạp các cuộn giấy rộng từ trạm mực này sang trạm mực khác theo một hệ thống liền mạch. Từng màu mực sẽ phân chia phù hợp cho từng trang. Mỗi lần in xong, các bản in sẽ tự động cuộn lại tạo thành một cuộn tròn lớn.
Máy in dạng cuộn phần lớn dùng để in 10.000 bản sao trở lên của các tài liệu nhiều trang như tạp chí, sách và danh mục hay các cuộn decal, tem nhãn số lượng lớn.
b. Máy in offset dạng tờ rời
Để phù hợp với loại máy này, chất liệu in được chia thành các tấm nhỏ, lần lượt đi qua từng trục màu của máy in. Khi hoàn tất, từng vật liệu cần in được đưa ra khỏi máy và xếp thành chồng dày. Tốc độ dao động từ 5.000 đến 20.000 tờ mỗi giờ.
So với máy in offset dạng cuộn, náy in dạng tờ rời có thể xử lý nhiều loại chất liệu in với độ dày hơn. Ngoài ra, loại máy này có nhiều khổ in khác nhau: máy ép tấm nhỏ có thể xử lý loại vật liệu nhỏ tới 4 x 6 inch. Máy ép lớn hơn có thể xử lý các tấm lên đến 40 x 60 inch.
Hiện nay, máy in Offset tờ rời rất được ưa chuộng vì có nhiều khổ in khác nhau. Đáp ứng nhu cầu in bản in nhiều 5000 tờ và có thể in trên chất liệu dày hơn so với in dạng cuộn.
c. Phân chia máy in theo màu in
Dựa vào số lượng màu sắc khi in, chúng ta còn có thể phân chia thành máy in offset 2 màu và 4 màu, máy in nhiều hơn 4 màu.
– Máy in 2 màu gồm 2 trục tiếp mực. Nhược điểm của loại máy này là ít màu sắc, khả năng pha trộn màu kém. Tuy nhiên giá thành rẻ. Phù hợp để in các bản in ít màu sắc như tờ rơi, sách báo đen trắng,…
– Máy in 4 màu gồm 4 trục tiếp mực. Nhờ ưu điểm có thể in nhiều màu, phối được nhiều kiểu màu sắc khác nhau. Nên thường được dùng để in ấn sách báo, tạp chí, bao bì sản phẩm, ấn phẩm khác,…
– Máy in nhiều hơn 4 màu: loại máy này đáp ứng nhu cầu in ấn màu sắc đa dạng hơn. Thậm chí, có thể phối trộn nhiều màu với nhau tạo thành các màu mới lạ như màu nhũ, màu đồng,…Điểm khác biệt so với loại máy 4 màu, thì nếu máy in nhiều màu hơn sẽ có thêm hộp màu pha. Cụ thể máy in 5 màu có thêm 1 hộp , máy in 6 màu có thêm 2 hộp,…
Ngoài ra còn một số loại máy in offset khác như:máy in offset mini, máy in offset 1 mặt, máy in offset 2 mặt,…
2. Quy trình in ấn Offset
Bước 1: Thiết kế chế bản
Thiết kế file in trên máy tính và tạo bản in (khuôn in) bằng phương pháp chụp phim hoặc khắc laser.
Bước 2: Output film
Sau khi hoàn thành bản thiết kế thì tiến hành output film. Với những bản in có hình ảnh hoặc nhiều màu sắc buộc phải sử dụng 4 tấm phim khác nhau, tương ứng với bốn lớp màu CMYK phổ biến trong in Offset.
Dựa vào 4 màu trong hệ CMYK, với những thông số khác nhau, khi kết hợp sẽ cho ra các màu cần thiết, đầy đủ màu sắc theo đúng thiết kế. Nói cách khác, công đoạn này gọi là output 4 tấm film.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Sau khi đã có film tương ứng, thợ in sẽ đem những tấm film này lên các bản kẽm. Sau đó cho vào máy phơi kẽm để thực hiện việc sao chụp lại những hình ảnh trên film lên từng bản kẽm.
Bước 4: In offset
Sau khi hoàn thành 4 bản kẽm, kỹ thuật viên sẽ bắt đầu in theo thứ tự từng màu một. Công đoạn này không dễ, yêu cầu thợ in phải có kinh nghiệm để bố trí thứ tự in phù hợp. Các bước thực hiện cơ bản như sau:
– Chọn 1 trong 4 bản kẽm để lắp vào máy, chọn màu mực tương ứng với bản kẽm để tiến hành in, phần tử in sẽ được dập xuống giấy in.
– Máy sẽ chạy theo số lượng mong muốn, sau đó thợ in sẽ tháo bản kẽm ra, rửa sạch loại bỏ phần mực thừa. Sau đó lắp bản kẽm mới vào máy và thực hiện lại quy trình in như bản kẽm thứ nhất. Quy trình kết thúc khi in hết 4 bản kẽm với 4 màu in, các màu sắc chồng lên nhau theo tỉ lệ chính xác nhất, đảm bảo bản in hoàn hảo.
– Tuy nhiên, nhằm tránh hạn chế xảy ra lỗi trong lúc in, mỗi bản in đều phải chạy thử một số bản nháp trước để xem ấn phẩm có đúng như yêu cầu hay không, vì vậy mà xưởng in phải trừ hao giấy để in bản nháp.
Bước 5: Cắt Gia công và hoàn thiện sau in
Sau khi thực hiện xong quy trình in, khách hàng có thể chọn gia công sau in cho sản phẩm, một vài dịch vụ được dùng sau khi in offset như sau: cán màng bóng – màng mờ (giúp sản phẩm mịn và bền hơn ), cấn bế decal (đối với những sản phẩm tem nhãn decal, sau khi in xong được cắt rời thành từng tem nhỏ ), phủ UV hoặc ép kim gia công,…Tùy nhu cầu mà mỗi khách hàng sẽ lựa chọn sao cho phù hợp với sản phẩm cần in.
3. Ứng dụng
Kỹ thuật in offset áp dụng tốt lên nhiều chất liệu, nhưng đặc biệt là giấy. Đa dạng bề mặt giấy in như giấy couche, giấy ivory, giấy kraft…đảm bảo sản phẩm in ra đẹp, màu sắc bám tốt. Nổi bật hình ảnh, biểu tượng thương hiệu chẳng hạn như logo ly trà sữa, logo nhà hàng,…
Một số ấn phẩm thường sử dụng kỹ thuật offset như:
– Các ấn phẩm dành cho văn phòng, sale kit như: name card, in giấy tiêu đề, kẹp hồ sơ,…
– Dùng để in ấn bao bì: bao gồm các loại tem nhãn decal, túi giấy và hộp giấy,…
– Một số ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, catalogue hay thư mời,…
Với bài viết này, cho dù không phải là thợ in chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể hiểu in offset là gì. Không còn khó để hiểu rõ về một trong những phương pháp in thông dụng nhất hiện nay, có phải không? Bên cạnh in offset, bạn có thể đọc thêm in lụa là gì, in flexo là gì được trình bày chi tiết từ Bình Minh.